THAO-LUYỆN

 

 

I.
CHIẾN-ĐẤU

BẰNG TAY KHÔNG

 

 

 

 

           Dẫn-Nhập

           Chiến-đấu bằng Tay Không là cả một Nghệ-Thuật mà Người Xưa đã rèn-luyện qua không-gian và thời-gian thành môn Võ-Thuật 武 術, nghĩa là « Nghệ-Thuật Đánh Võ ».
           Đã là Nghệ-Thuật, thì « Đánh Võ » đương-nhiên là phải có Phương-Pháp Khoa-Học, đó là Quyền-Thảo-Pháp, nghĩa là phương-thức thao-luyện Quyền-Thảo.

           Phương-Thức

      Do đấy, sau khi học thành-thạo các bài « Thảo-pháp về Quyền-Cước », Môn-Sinh còn cần phải được học phương-thức « Chiến-Đấu bằng Quyền-Cước » của từng loại bài Thảo. Và đây là điểm đạc-thù của Võ-Thuật Cổ-Truyền đích thật của Bình-Định, bắt nguồn từ Võ Trận thời xưa. Hoàn-toàn khác hẳn những loại Nghệ-Thuật Tự-Vệ và những loại Thể-Thao Đối-Kháng.

       Quyền-Thảo-pháp bao-hàm Năm Pháp căn-bản : 1.Tấn-pháp ; 2.Bộ-pháp ; 3.Thủ-Cước-pháp ; 4.Thân-pháp ; 5.Nhãn-pháp. Ngoài ra, người học võ muốn tiến-hóa đạt tới cõi cao-siêu của Võ-Thuật cần phải trau-đồi một Pháp thứ sáu nữa, đó là Tâm-pháp ; tức là tu-luyện tập-trung Ba Báu Linh Tinh-Khí-Thần.

         Vai trò cốt-yếu của Tấn-pháp, Bộ-pháp và Thủ-pháp trong Quyền-Thảo-pháp nay được Y-Khoa hiện-đại chứng-minh cụ-thể qua Sự Chiếu-Phóng Sinh-Lý-Học của Võ Não Nhục-Thê-Cảm-Ứng (Homunculus).

Giản-Đồ biểu-thị sự Chiếu-Phóng Sinh-Lý-Học Võ Não Nhục-Thể-Cảm-Ứng
( Homunculus)

( Tín-dụng Ảnh : tp-svt.pagesperso-orange.fr )

 



( Tín-dụng Ảnh : madscientistblog.ca )

 

         
        Giản-đồ biểu-thị sự Chiếu-Phóng Sinh-Lý-Học Võ-Não Nhục-Thể Cảm-Ứng (Homunculus) cho chúng ta thấy đôi Chân chiếm diện-tích tối-thiểu nơi Võ Não còn hai Bàn Tay chiếm diện-tích tối-đa nơi Võ Não. Vã-lại khoa Thần-Kinh Học cũng hùng-hồn chứng-minh vai trò cốt-yếu của Quyền-Thảo-pháp cũng như tầm ảnh-hưởng sâu-xa và lâu bền đến con người.

        Kinh-nghiệm sống-động sở-tại trước mắt đã chứng-minh rằng :

        - một kẻ đã luyện-tập Quyền-Thảo-pháp Karate-Do Nhật-Bản, hoặc Tae-Kwon-Do Đại-Hàn chẳng hạn, thì không sao thị-phạm được đúng-đắn Quyền-Thảo-pháp Thiếu-Lâm-Tự Trung-Hoa của thời Nhà Minh truyền lại (chúng tôi không đề-cập tới Wushu của Nhà Thanh ngày nay) ;
       - và một kẻ đã luyện-tập Quyền-Thảo-pháp Thiếu-Lâm-Tự Trung-Hoa thì không sao thị-phạm được đúng-đắn Quyền-Thảo-pháp của Võ-Trận Đại-Việt.

        Trừ phi là kẻ đó nhứt quyết trong tâm-thức chỉ chuyên theo đuổi luyện-tập một Quyền-pháp mà thôi.

        Lẽ dĩ-nhiên đây chỉ là nói về kẻ thành-tâm ưa chuộng Văn-Hóa Võ-Thuật Cổ-Truyền.



           Hệ-Phái

           Cách-thức thị-phạm một bài Thảo thật là vô-cùng quan-trọng. Chính nó chỉ-định bản-tánh đặc-thù của một Hệ-Phái.
         Và đấy là lý-do mà sự cần-thiết bảo tồn và chấn-hưng những bài Thảo của Người Xưa lưu-truyền hậu-thế là điều cấp-thiết. (chúng tôi không đề cập tới những bài Thảo mạo danh và ngụy-chế vào những lúc sau này).

           Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định cần phải được chân-truyền, nếu để bị lai-căn với các Môn Võ du-nhập, thì nền-tảng Võ-Thuật Cổ-Truyền Binh-Định chắc-chắn sẽ bị mai-một.

           Võ-Học phong-phú của toàn nước Việt-Nam được nung-đúc qua bao thế-kỷ từ Năm Đại Hệ-Phái :
              1. Võ Lâm, Hệ-Phái Võ-Thuật của miền Rừng Núi (ngầm nói : Võ-Thuật của Dân Giang-Hồ - tuy-nhiên, dưới Triều Nhà Nguyễn có đề-bạt tấn-phong chức « Võ-Lâm Tướng-Quân », tức là đề-cập tới « Môn Võ Lâm » đã giúp Chúa Nguyễn-Ánh chiến-đấu với Nhà Tây-Sơn) ;
              2. Võ Kinh, Hệ-Phái Võ-Thuật của Kinh-Đô ;
              3. Võ Cổ-Truyền, Hệ-Phái Võ-Thuật của Truyền-Thống Chiến-Trận ;
              4. Võ Phật-Gia-Quyền, Hệ-Phái Võ-Thuật của Nhà Sư, phát-huy dưới Thời Nhà LÝ (1009 ~ 1225) ;
              5. Võ Thiếu-Lâm-Tự, Hệ-Phái Võ-Thuật của Chùa Thiếu-Lâm, du-nhập dưới Thời Nhà TỐNG (960 ~ 1279) và Nhà MINH (1368 ~ 1644).
           Người Xưa gọi vắn-tắt là : « Lâm - Kinh - Truyền - Phật-Gia Quyền - Thiếu-Lâm-Tự ».

           Chúng ta có thể nói rằng đó là Năm Ngón của Bàn Tay cầm giữ Báu Vật Võ-Học của Việt-Tộc, tức là Quốc-Võ.
           Chính vì nhờ có năm ngón tay lành-lặn mà bàn tay mới có được những thao tác hiệu-dụng trong đời sống.
           Chính vì nhờ có năm Năm Đại Hệ-Phái trọn-vẹn mà dân-tộc Việt mới có được những khả-năng hiệu-dụng trong việc giữ nước và dựng nước qua bao thời-gian.
           Nếu chúng ta đi khâu các ngón tay này dính liền lại với nhau, thì dĩ-nhiên bàn tay của chúng ta chắc-chắn sẽ bị mất hẳn chức-năng linh-động của nó và bàn tay tàn-phế này sẽ đánh rơi mất Báu Vật Võ-Học của tổ-tiên Việt.
           Sự tồn vong của di-sãn Văn-Hóa Võ-Thuật Quốc-Gia - mà Tiền-nhân đã khổ công gìn-giữ đặng lưu-truyền hậu thế - là tùy thuộc nơi sự sống cònđộc-lập của Năm Đại Hệ-Phái nói trên.

           Quyền-Thảo-Pháp

           Võ-Thuật Cổ-truyền Việt-Nam gồm có hai ngành Quyền-Pháp gọi là «Cương-Quyền» và «Nhu-Quyền», khai-thác diệu-lý Âm-Dương trong hoàn-vũ.

       1 - Cương-Quyền và Dương-Kình             

       2 - Nhu-Quyền và Âm-Kình

 

 

 

 

Ban Võ-Sư
Võ-Trận Đại-Việt
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.