KIẾM CUNG ĐẠO

 

KIẾM CUNG ĐẠO
ĐẠI-VIỆT

 


 

Cung-Đạo Đại-Việt

       

       Quan-Chiêm Tâm-Linh


       Trong Lục-Nghệ của Cổ-Nhân Viễn-Đông : 1.Lễ, 2.Nhạc, 3.Xạ, 4.Ngự, 5.Thư, 6.Số, thi như chúng ta đã thấy đó, môn Bắn Cung « Xạ » đứng hàng đầu ngay sau « Lễ » và « Nhạc ».       

        Điều này đã thố-lộ tầm quan-trọng của Cung-Thuật trong nền Văn-Minh và Văn-Hóa truyên-thống của Viễn-Đông.

 



Cung-Đạo
Hình khắc-họa trên Trống Đồng Ngọc-Lũ
- Văn-Hóa Đông-Sơn (700 TCN~100 CN)
-

 

       Và xuyên qua « Kinh Lê-Câu Vệ-Đà - Rig Veda Sûtra » của Ấn-Độ cũng như xuyên qua « Xung-Hư Chân-Kinh » của Liệt-Tử bên Trung-Hoa, môn Bắn Cung đã được nâng từ Cung-Thuật lên địa-vị cao-cả là Cung-Đạo.

      Thứ nhất là sư ảnh-hưởng « Kinh Lê-Câu Vệ-Đà của Ân-Độ » đã được thể-hiện rõ-ràng trong Cung-Đạo Đại-Việt.

 



Nãm 4000 TCN, Hoàng-Tử Arjuna đã cưới được Công-Chúa Draupadi
trong cuộc thi giương cung bắn Kim-Ngư treo lơ-lững trên đầu,
bằng cách nhìn vào hình-ảnh Kim-Ngư phản-chiếu trong chậu nước bên dưới,
mà bắn trúng mắt hồng-ngọc của Kim-Ngư.

- Lê-Câu Vệ-Đà (Rig Veda), Ấn-Độ
-

 

      Thí-dụ điển-hình là tên Bài Cung-Thảo « Chấn Thiên Cung » ( 震 天 弓 ), của Dòng Võ cụ Khiển-PHẠN & Khiển-THI, đã hiển-nhiên được thọ-hưởng quan-điểm được nêu lên trong « Kinh Lê-Câu Vệ-Đà » qua giai-thoại hoàng-tử Arjuna dùng Thần-Cung Kodanda (mệnh danh là MaheshVaasah - Đại Cung) - trong cuộc thi để cưới công-chúa Draupadi - đã bắn chỉ thiên trúng mắt hồng-ngọc của Kim-Ngư treo lơ-lũng cách xa trên đầu bằng cách nhắm vào hình-ảnh Kim-Ngư phản-chiếu trong chậu nước đặt bên dưới.

Hình Hoàng-tử Arjuna sử-dụng Thần-Cung Kodanda

Chuẫn-Võ-Sư Nguyễn Phi-Hổ đang thị phạm Chiêu
« Trung-Môn Xạ Tiển » trong Thảo-pháp
« Chấn Thiên Cung ».

 

 

      Và tên Bài Cung-Thảo « Xuyên Tiễn Cung » ( 穿 箭 弓) của Dòng Võ cụ Khiển-TƯỜNG cũng như tên Bài Cung-Thảo « Thiết Thai Cung » ( 鐵 胎 弓) của Dòng Võ cụ Xả-ĐÀNG Nguyện HÀ-Hân đều hiển-nhiên được thọ-hưởng quan-điểm đã nêu lên trong Mundaka-Upanishad (II, 2, 1-4) nơi Bài Kệ số 3 và Bài Kệ số 4 :

Mundaka 2.2.3.
Hãy lấy cây Cung uy-dũng Aum của Upanishad,
Hãy lắp mũi Tên bén nhọn của Định-Thần
Hãy giương Cung với ý-định phù-hợp với Tinh-Hoa của nó.
Đấng Bất-Hoại là Mục-Tiêu hãy bắn Tên xuyên nhập vào đó đi, Bạn ơi !


Mundaka 2.2.4.
Aum là cây Cung, Thần-Trí (âtmâ) là Mũi Tên, Thượng-Đế là Mục-Tiêu,
Người hiền-triết là kẻ xuyên-nhập được Ngài.
Hãy trở thành cùng chung Nhất Thể với Ngài,
Như Mũi Tên gắn liền với Mục-Tiêu.

 

Hình Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni (Çakyamuni) dự Cuộc Thi
Bắn Cung khi còn là Thái-Tử Sidharta (Tất Đạt Đa) Gautama.

 

Chuẫn-Võ-Sư Nguyễn Phi-Hổ đang thị phạm Chiêu
« Nam An Bắc Phạt » trong Thảo-pháp
« Xuyên Tiển Cung ».

 

 

       Ngoài ra, sư ảnh-hưởng « Kinh Dich (易 經) của Trung-Hoa » - mà nguồn-gốc là Hà-Đồ và Lạc-Thư của nền Văn-Hiến Âu-Lạc (Tây-Âu & Lạc-Việt) - cũng đã được thể-hiện rõ-ràng trong Cung-Đạo Đại-Việt.



Sơ-Đồ Bát-Quái Tiên-Thiên và Hậu-Thiên

 

       Thí-dụ điển-hình là Bài Cung-Thảo « Chấn Thiên Cung » ( 震 天 弓 ), của Dòng Võ cụ Khiển-PHẠN & Khiển-THI, cũng đã hiển-nhiên được thọ-hưởng quan-điểm được nêu lên trong Kinh Dich (易 經) qua sự cấu-trúc Cung-Thảo lập hướng theo Hậu-Thiên Bát-Quái.
       Cung-thủ bắn Năm mũi Tên :
       - Bốn mũi Tên bắn về Bốn Phương : 1.Đông thuộc cung CHẤN, 2.Tây thuộc cung ĐOÀI, 3.Nam thuộc cung LY, 4.Bắc thuộc cung KHẢM ;
       - Một mũi Tên - tháo bỏ đầu sắt nhọn - bắn lên Trời thuộc cung CÀN hay KIỀN.

      Và cả như Bài Cung-Thảo « Xuyên Tiễn Cung » ( 穿 箭 弓) của Dòng Võ cụ Khiển-TƯỜNG cũng hiển-nhiên được thọ-hưởng quan-điểm đã nêu lên trong Kinh Dich (易 經) qua sự cấu-trúc Cung-Thảo lập hướng theo Tiên-Thiên Bát-Quái.
       Cung-thủ bắn Bốn mũi Tên, nhưng tránh và không bắn về phương Nam (thuộc thuộc về Trời, tức là cung CÀN hay KIỀN) :
       - Hai mũi Tên bắn về Phương Tây, thuộc cung Khảm ;
       - Một mũi Tên bắn về Phương Đông, thuộc cung Ly ;
       - Một mũi Tên bắn về Phương Bắc, thuộc cung Khôn. 

 

       Quan-Chiêm Vật-Thể


       Từ thời An-Dương-Vương 安陽王 (257 TCN ~ 208 TCN), nước Âu-Lạc của Việt-tộc đã lừng danh về Cung Nỏ qua truyền-thuyết Nỏ Thần trấn-ngự Thành Cổ-Loa và danh-tướng Cao-Lỗ đã được suy-tôn là Thần Cung Nỏ.


Danh-Tướng Cao-Lỗ Thần Cung Nỏ

An Dương Vương của nước Âu-Lạc.

 

       Rồi xuyên qua sự hội-ngộ những nền Văn-Hóa Viễn-Đông, tổ-tiên chúng ta đá sớm chọn lựa mẫu Cung Kaman bằng thép của Ấn-Độ mà chế-tạo nên Cung Chiến-Trận Đại-Việt, gọi là Thiết-Thai Cung.


Thiết-Thai-Cung Kaman
Ấn-Độ - Thế-kỷ 19.

( Tín-Dụng Ảnh : oriental-arms.com )

Thiết-Thai-Cung Kaman
Ấn-Độ - Thế-kỷ 19.

( Tín-Dụng Ảnh : oriental-arms.com )

 

Thiết-Thai Cung của vương-quốc Đại-Việt,
dùng trong Thủy-Trận.
- Tranh thời Nhà NGUYỄN, Thế-kỷ 19 -

 

 

Thiết-Thai Cung của vương-quốc Đại-Việt,
dùng trong Thủy-Trận.
- Tranh thời Nhà LÊ Trung-Hưng, Thế-kỷ 17 -

( Tín-Dụng Ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông)

 

       Quan-Chiêm Kỹ-Thuật

            Vào « Xuân-Thu Thời-Đại - 春 秋 時 代» (722-481 trước CN), cổ-nhân đã có Lục Nghệ (Sáu Nghệ-Thuật) :

                                                                                 1 - Lễ (禮) ;
                                                                                 2 - Nhạc (樂) ;
                                                                                 3 - Xạ (射) ;
                                                                                 4 - Ngự (馭) ;
                                                                                 5 - Thư (書) ;
                                                                                 6 - Số (數). 

            Như vậy là hai môn Nghệ-thuật « Xạ » (bắn cung) và « Ngự » (cưỡi ngựa và giong chiến-xa) đã có trước Võ-nghệ. Và Cung Tên cũng là môn võ-khí được liệt-kê trước tiên trong số Võ-Khí Trung-Cổ của Thập-Bát Ban Võ-Nghệ.

             Và môn « Cung-Thuật » đã đóng một vai trò quan-trọng trên bình-diện quân-sự của Việt-tộc từ thuở xa xưa mãi Thời Nhà Thục-Phán An-Dương-Vương của Âu-Lạc (258 TCN~207 TCN) cho đến thời Nhà Tây-Sơn (1788-1802), một triều-đại với những chiến-công hiển-hách và đã để lại một số binh-khí đặc-thù, trong đó có Bốn cây Thần-Cung : 
            
 1. « Thiết-Thai Cung - 鐵 胎 弓 » của danh-tướng Nguyễn Quang Huy, người Phú-Yên ;  
             
2. « Vỹ-Mao Cung - 尾 毛 弓 » của văn-thần La Xuân Kiều, người huyện Phù-Cát ;
             3. « Kỳ-Nam Cung - 楳 枏 弓 » của tướng-quân Lý Văn Bưu ;
             
4. « Liên-Phát Cung - 連 發 弓 » của danh-tướng Đặng Xuân Phong.

            Ngày nay Học-Viện Võ-Trận Đại-Việt của chúng ta còn bảo-trì được Ba bài Cung-Thảo quí-hiếm là :
            A). Thiết-Thai Cung - 鐵 胎 弓;
            B). Xuyên-Tiển Cung - 穿 箭 弓 ;
            C). Chấn-Thiên Cung - 震 天 弓.

Bài Thảo-Bộ Võ-Trận Đại-Việt

« Thiết-Thai Cung »
鐵 胎 弓

 

Chuẫn-Võ-Sư Nguyễn Phi-Hổ đang thị phạm Chiêu
« Nhứt Hành Xạ Tiển Tiên Y Thế » trong Thảo-pháp
« Thiết-Thai Cung ».
(Trong Hnh chụp là Cung phức-hợp Cánh Cong Đôi được dùng tạm thời)

 

       Bài Thảo-Bộ « Thiết-Thai Cung » ( 鐵 胎 弓 ), là bài Thảo nổi tiếng của Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định, dùng làm Nghi-Thức khai-xạ cho buổi luyện-tập Cung Đánh Trận trên bộ (Bộ-Xạ - 步 射), với những Chiêu-Thức được mật-mã hóa qua 15 câu Thiệu (93 chữ).

       Trong bài Thảo-pháp Cung-Thuật Cổ-Truyền này, lập hướng theo Hậu-Thiên Bát-Quái, cung-thủ bắn Ba mũi Tên về cùng một Hướng Tây (thuộc Quẽ Đoài và Hành Kim).

       Đây là bài Cung-Thuật Thảo-Pháp mang tên cây thần-cung của danh-tướng Nguyễn-Quang-Huy thời Nhà Tây-Sơn (1778-1802), do cố Võ-Sư Trần-Quang-Diễn thuộc Dòng Võ Xả-Đàng HÀ-HÂN lưu-truyền hậu-thế.

       Hơn nữa, bài Thảo-pháp « Thiết-Thai Cung » ( 鐵 胎 弓 ), này còn có khả-năng biến cây Cung thành một Vũ-Khí rất lợi-hại cho Cung-Thủ khi hết Tên để bắn. Những địch-thủ không am-tường Đao-Thuật, Kiếm-Thuật hay Thương-Thuật, thì thật khó lòng đương-cự nổi cây Thiết-Thai Cung của Võ-Trận Bình-Định Tây-Sơn.

 

 

 

Bài Thảo-Bộ Võ-Trận Đại-Việt

« Xuyên-Tiễn Cung »
穿

 

Chuẫn-Võ-Sư Nguyễn Phi-Hổ đang thị phạm Chiêu
« Nam An Bắc Phạt » trong Thảo-pháp
« Xuyên Tiển Cung ».

 

       Bài Thảo-Bộ « Xuyên Tiển Cung » ( 穿 箭 弓 ), là bài Cung-Thảo hiếm quí gồm có 16 câu Thiệu (64 chữ) mật-mã hóa những Chiêu-Thức Cung-Thuật Thảo-Pháp trên bộ (Bộ-Xạ - 步 射) và trên lưng ngựa (Kị-Xạ - 騎 射).

       Trong bài Thảo-pháp Cung-Thuật Trung-Cổ này, lập hướng theo Tiên-Thiên Bát-Quái, cung-thủ bắn Bốn mũi Tên, nhưng tránh và không bắn về phương Nam (thuộc thuộc về Trời, tức là cung CÀN hay KIỀN) :
       - Hai mũi Tên bắn về Phương Tây, thuộc cung Khảm ;
       - Một mũi Tên bắn về Phương Đông, thuộc cung Ly ;
       - Một mũi Tên bắn về Phương Bắc, thuộc cung Khôn.       

       Đây là bài Cung-Thuật Thảo-Pháp hiếm quí của Võ-Trận Đại-Việt, thuộc Hệ-Phái của Sư-Tổ PHẠM-Tường, truyền-đạt tới cố Lão-Võ-Sư PHẠM-Hiếu và cố Lão Võ-Sư LÊ-Hải, mà truyền-nhân hiện nay là Sư-Trưởng PHẠM-Thi.

 

 

 

Bài Thảo-Bộ Võ-Trận Đại-Việt

« Chấn-Thiên Cung »
震天

 

Chuẫn-Võ-Sư Nguyễn Phi-Hổ đang thị phạm Chiêu
« Trung-Môn Xạ Tiễn » trong Thảo-pháp
« Chấn Thiên Cung ».

 

       Bài Thảo-Bộ « Chấn-Thiên Cung » ( 震 天 弓 ), là bài Thảo lừng danh của Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định, còn được lưu-truyền qua 17 câu Thiệu (68 chữ) mật-mã hóa những Chiêu-Thức Cung-Thuật Thảo-Pháp trên bộ, dùng làm Nghi-Thức Khai-Xạ cho buổi trình-diễn Cung Đánh Trận trên lưng ngựa (Kị-Xạ - 步射).

       Trong bài Thảo-pháp Cung-Thuật Trung-Cổ này, lập hướng theo Hậu-Thiên Bát-Quái, cung-thủ bắn Năm mũi Tên :
       - Bốn mũi Tên bắn về Bốn Phương : 1.Đông thuộc cung CHẤN, 2.Tây thuộc cung ĐOÀI, 3.Nam thuộc cung LY, 4.Bắc thuộc cung KHẢM ;
       - Một mũi Tên - tháo bỏ đầu sắt nhọn - bắn lên Trời thuộc cung CÀN hay KIỀN.

       Đây là bài Cung-Thuật Thảo-Pháp nổi tiếng của Võ-Trận Đại-Việt, thuộc Dòng Võ của cố Danh-Sư Khiển-PHẠN & Khiển THI, mà hậu-duệ là Sư-Trưởng Ba Phong, lưu-truyền hậu-thế.

 

 

 

Ban Võ-Sư
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

 

 

 

Thư-Mục

  • Monde Ancien, Civilisation Orientale, Poème Lyrique, Inde - Rig Veda, Traduction de Alexandre Langlois, Imprimerie Paul Dupont, Rue Jean-Jacques Rousseau, Paris, 1870.

  • Œuvre de Lie-Tzeu, dans Les Pères du Système Taoïste, Léon Wieger, Imprimerie de Hien-Hien, 1913, réédition Les Humanités d’Extrême-Orient, Cathasia, Les Belles Lettres, Paris, 1950.

  • Lie Zi , Le Vrai Classique de la Vertu parfaite du Vide harmonieux, textes traduits et annotés par Fang Sheng, Librairie You-Feng, 2011, ISBN 978-2-84279-493-4, éd. bilingue chinois-français

  • Traité du Vide Parfait, traduit du Chinois par Jean-Jacques Lafitte, Albin Michel, Paris, 1997, ISBN 2226094261 (réédition août 2009, collection Spiritualités vivantes ISBN 978-2-226-09426-1).

  • Le Vrai Classique du Vide Parfait, Benedykt Grynpas, Collection Connaissance de l'Orient, format poche (No 36), série chinoise (1961), Gallimard (plusieurs rééditions dont Gallimard, Folio n° 548, 2011, ISBN 978-2-07-044135-8)

  • Lie Zi, Les Fables de Maître Lie, traduction par Jean Levi, Éditions de l'Encyclopédie des Nuisances, 2014.

 

 

Trở lại Trang KHẢO-LUẬN
Binh-Khí Cổ-Truyền

Trở lại Trang LỊCH-SỬ
Bộ-Viện Võ-trận Đại-Việt

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.