II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN
THẬP-BÁT BAN VÕ-NGHỆ
Thành-ngữ « Thập-Bát Ban Võ-Nghệ » đã có từ thời Trung-Đại ; nó bao gồm phương-cách sử-dụng Binh-Khí Trung-Cổ.
Thời Nhà Tống (960 - 1279), thành-ngữ « Thập-Bát Ban Võ-Nghệ » cũng đã được nhắc đến trong «Trương-Hiệp Trạng-Nguyên» (張 協 狀 元), nhưng tới thời Nhà Minh (1368 - 1644), người ta mới thấy Tạ-Triệu-Chiết (藉 肇 浙) liệt-kê trong « Ngũ Tạp Trở» (五 雜 俎) mười tám môn binh-khí, đó là :
01 - Cung ;
02 - Nỏ ;
03 - Thương ;
04 - Ðao ;
05 - Kiếm ;
06 - Mâu ;
07 - Thuẫn ;
08 - Phủ ;
09 - Việt ;
10 - Kích ;
11 - Tiên ;
12 - Giản ;
13 - Qua-Bút ;
14 - Thù ;
15 - Câu ;
16 - Bả-Ðầu ;
17 - Miên-Thằng Sáo-Tác ;
18 - Bạch-Ðả (Tay không).
Thời Nhà Thanh (1644-1912), có Chử-Nhân-Hoạch ( 渚 人 矱 ) cũng có đề-cập tới « Thập-Bát Ban Võ-Nghệ » trong sách « Kiên Hồ Tập » (肩 乎 集).
Theo Sư-Trưởng Trương-Thanh-Đăng, « Thập-Bát Ban Võ-Nghệ » của Đại-Việt gồm có :
01 - Cung, Ná, Nỏ ;
02 - Siêu ;
03 - Đao ;
04 - Thương, Dáo, Mác ;
05 - Kiếm (Độc-Kiếm & Song-Kiếm) ;
06 - Xà-Mâu ;
07 - Lăng-Khiên (Thuẫn) ;
08 - Song-Phủ ;
09 - Độc-Phủ (còn gọi là Đại-Phủ hay Việt-Phủ) ;
10 - Kích ;
11 - Roi Trường & Roi Đoản ;
12 - Độc-Giản & Song-Giản ;
13 - Đại-Chùy & Song-Chùy ;
14 - Đinh-Ba ;
15 - Đoản-Côn & Tề-Mi-Côn & Trường-Côn ;
16 - Bừa Cào ;
17 - Dây ;
18 - Hai Bàn Tay Không.
Tượng Giáp-Sĩ Đại-Việt cầm Đại-Chùy, |
Tượng Hộ-Pháp (Dhamapâla) mặc Giáp-Bào, |
Tượng Chiến-Sĩ Đại-Việt đội Đâu-Mâu mặc Khải-Giáp Bộ-Binh
|
Tượng Chiến-Sĩ Đại-Việt mặc Khải-Giáp Kị-Binh
|
dưới triều vua Khải-Định (1916-1926).
Truyền-thống Võ-Trận còn được lưu dấu trong buổi Múa Bát-Dật tại Cố-Đô Huế (Hình chụp năm 2002)
Sở-dĩ Hoa-tộc biết sử-dụng « Song Chùy » và « Ná » nhưng không liệt-kê vào Thập-Bát Ban Võ-Nghệ vì ngoài trận-mạc họ chỉ dùng « Độc Chùy » và « Cung & Nỏ ».
Như vậy, « Song Chùy » và « Ná Trận » chỉ hiện-hữu trong Thập-Bát Ban Võ-Nghệ của Đại-Việt.
« Ná Trận » là binh-khí phát-xạ, hình-dáng phôi-thai từ « Cung » ra, nên giống như Cung nhưng có hai sợi giây kết lại buộc hai đấu nối liền với một miếng da bò ở chính giữa, dùng để bắn đạn bằng sõi & đá hay chì, và nó còn lợi hại hơn « Fronde » của Hy-Lạp và La-Mã rất xa. Đến thế-kỷ 19, khi cao-su (caoutchouc) được phát-minh bởi Charles GOODYEAR (1800-1860), thì người Việt mới sáng chế ra « Ná Bắn Chim » hình-dáng chữ Y mà người Pháp đã phổ-biến ra Âu-Châu, ngày nay ai cũng biết.
« Ná Trận » được lưu-truyền tại Việt-Nam đến đầu thế-kỷ 20, rồi sau đó bị ngăn-cấm nên ngày nay giới trẻ Việt ít ai còn biết đến.
« Ná 彈 », còn gọi là Đạn-Cung 彈弓, được sử-dụng |
« Ná 彈 », còn gọi là Đạn-Cung 彈弓, được sử-dụng |
Ngoài ra, còn có một số binh-khí khác thuộc về sở-trường của các cao-thủ Việt luyện riêng tùy theo sở-thích, trong đó có hai môn binh-khí đặc-biệt của Việt-tộc sáng-chế cho Võ-Trận, cần được nhắc đến, đó là « Song-Xỉ » và « Thiên-Phủ-Giáo ».
1) - « Song-Xỉ » (双 齒) thuộc về môn "binh-khí cận-chiến". Nó gồm có hai loại :
a. Loại Song-Xỉ có móc ngạnh (hình máng xối bằng thép bọc hai cánh tay, và có móc, che ló từ cùi chỏ đến cổ tay, mỗi tay cầm một lưỡi búa không cán gọi là "búa tầm-sét" ) - đó là loại Song-Xỉ lâu đời nhất ;
b. Loại Song-Xỉ không có móc ngạnh (hình chiếc thuyền bằng thép bọc hai cánh tay, che ló từ cùi chỏ đến ló khỏi nắm tay) - đó là loại Song-Xỉ của nghĩa-quân thời Nhà Tây-Sơn (1788-1802) đã dùng.
2) - « Thiên-Phủ-Giáo » (偏 斧 槊) » thuộc về loại "Binh-khí chấn nện" của Đại-Việt, có cán dài và có lưỡi Giáo thiết-kế theo hình Dùi-Đục gắn liền phiá dưới vuông góc với một lưỡi Búa hai đầu tròn nằm ngang. Đó là binh-khí chuyên dùng để khắc-chế quân địch mặc giáp-trụ đan bằng mây (mà Đao, Thương, Kiếm, Kích không trị được). Thiên-Phủ-Giáo đã được võ-trang cho các Chiến-sỉ từ thời Nhà Đinh (968-980) và thông-dụng đến đời Nhà LÝ (1010-1225), Nhà Trần (1225-1413).
Như phần trên đã trình-bày, trong Thập-Bát Ban Võ-Nghệ, « Hai Bàn Tay Không » - người Trung-Hoa gọi là "Bạch-Đả" - được liệt-kê vào hàng sau cùng. Nhưng trên thực-tế, trong Võ-Trận Bình-Định, Quyền-Thảo lại là Ban Võ-Nghệ được đem ra huấn-luyện trước tiên cho môn-sinh - gọi là «Ngoại-Công» - cùng với kỷ-thuật hô-hấp, gọi là «Nội-Công».
Ban Võ-Sư |