KHẢO-LUẬN

 

 

II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN

 

2 - Binh-Khí Sắc-Bén

 

 

Độc-Kiếm
獨劍

 

       

« Kiếm-Pháp »

 

 

 

 

           Dẫn-Nhập

             Từ ngót 3.000 năm nay Kiếm-Thuật (劍 術) - tại Viễn-Đông cũng như tại Cận-Động (Trung-Âu) - vẫn gồm có « Vũ Kiếm 舞 劍 » và « Đấu Kiếm 鬬 劍 ». Môn-Sinh phải được học « Vũ Kiếm » một cách chí-lý theo « Kiếm-Thuật », nghĩa là phải tinh-thông « Kiếm-Pháp 劍 法 » thì mới có thể bước vào « Đấu Kiếm » đặng trở thành sau này một Kiếm-Sĩ (劍 士).

            Chính hai ngành « Vũ Kiếm 舞 劍 » và « Đấu Kiếm 鬬 劍 » này nung-đúc thành « Kiếm-Pháp 劍 法 » xuyên qua những bài Kiếm-Thảo (劍) cho Môn-Sinh biết thể-thức áp-dụng Kiếm-Lý trong Kiếm-Thuật (劍 術) Độc-Kiếm.

            - Kiếm-Lý thì được xây-dựng trên nền-tảng của Chín Đường Kiếm, gọi là « Cữu-Kiếm » : đó là Tám đường Chém với Một Đường Đâm. Nghệ-Thuật huy-động Chín Đường Kiếm này, chính là Kiếm-Thuật.

            - Kiếm-Thuật thì được xây-dựng trên nền-tảng của những « Cách cầm Kiếm » đặng hoán-dụng những « Cách sử-dụng Kiếm ». Vì thế, Môn-Sinh cần được truyền-đạt trước tiên những cách Cầm Kiếm đúng phương-cách.


           Kiếm-Pháp và Cách Cầm Kiếm  

         Cách Cầm Kiếm được trực-tiếp gắn liền với Loại Kiếm sử-dụng. Và Cách Cầm Kiếm đúng phương-thức là điều-kiện cốt-yếu đặng thi-triển Kiếm-Pháp.  

         Bên Tây-PhươngKiếm-Sư Gomard, vị Thầy những Ngự-Lâm Pháo-Thủ Chiến-Nhung Xám (Mousquetaires Gris du Roi) của Pháp-quốc trước kia, đã từng có lời căn-dặn lừng danh như sau : « Cầm nắm Kiếm như cầm nắm con chim trong tay. Cầm nắm chặt quá, con chim kia sẽ chết mất. Cầm nắm lõng-lẽo quá, con chim kia sẽ sút khỏi tay và sẽ bay vụt đi ».

« Cầm nắm nó chặt quá,
con chim kia sẽ chết mất
».

(Tín-dụng Ảnh : dreamstime.com)

 

« Cầm nắm nó lõng-lẽo quá,
con chim kia sẽ sút bay vụt đi
khỏi tay ».

(Tín-dụng Ảnh : thebrooklyngolfer.com)

 

Cách Cầm Kiếm theo Kiếm-Pháp Châu-Âu
(Thế-kỷ 13)

(Tín-dụng Ảnh : grand-sud-medieval.fr)

 

Cách Cầm Kiếm theo Kiếm-Pháp Châu-Âu
(Thế-kỷ 17)

(Tín-dụng Ảnh : passionmilitaria.com)

 

Cách Cầm Kiếm « Rapière » theo Kiếm-Pháp Châu-Âu
(Thế-kỷ 17)

(Tín-dụng Ảnh : Rama)

 

Cách Cầm Kiếm « Rapière » theo Kiếm-Pháp Châu-Âu
(Thế-kỷ 16~18)

(Tín-dụng Ảnh : odelanno.free.fr)

 

 

            Bên Viễn-Đông, thì Kiếm-Sư của Trung-Hoa ngày xa xưa, từ thời Nhà TÙY (SUY 581~618 CN) và Nhà Đường (TANG 618~907 CN) từng đã so-sánh Kiếm-Pháp với Thư-Pháp và đã có lời căn-dặn trứ-danh thâm-sâu cùng bí-ẫn như sau : « Cầm Lợi-Kiếm như cầm Mao-Bút » (Cầm Kiếm sắc-bén như cầm Bút lông).

            Còn Kiếm-Sư của Đại-Việt từ xa xưa vẫn thường có lời dạy quí-báu thâm-sâu và thực-tiễn như sau : « Cầm Kiếm phải cầm theo Tam-Thiên Lưỡng-Địa Ngũ-Chỉ Pháp » ; nghĩa là phải « cầm Kiếm bằng Năm ngón tay theo phép Tam-Dương (Ba Ngón chỉ Thiên) và Nhị-Âm (Hai Ngón chỉ Địa).
            Chữ « Thiên » ở đây không có nghĩa là « Vòm trời », mà có nghĩa là « Thiên-Cương » và ám-chỉ « Sống Kiếm ». Chữ « Địa » ở đây không có nghĩa là « Mặt đất », mà có nghĩa là « Địa-Sát » và ám-chỉ « Cạnh Bén của Lưỡi Kiếm ».
            Đó là Cách Cầm Kiếm theo « Chiêu-Số Lẽ của Thiên-Cơ » và « Chiêu-Số Chẵn của Địa-Ngẫu »,

Cách Cầm Kiếm trong Kiếm-Pháp Đại-Việt
theo Tam-Thiên Lưỡng-Địa Ngũ-Chỉ Pháp.

(Tín-dụng Ảnh : Hệ-Phái Bình-Định Sa-Long-Cương France)

Cách Cầm Mao-Bút trong Thư-Pháp Hán & Nôm
theo Ngũ-Chỉ Pháp.

(Tín-dụng Ảnh : hoasontrang.us)

 

Cách Cầm Kiếm trong Kiếm-Pháp Trung-Hoa
của Thiếu-Lâm Bắc-Phái.

(Tín-dụng Ảnh : Dr Yang Jwing Ming)

 

Cách Cầm Kiếm trong Kiếm-Pháp
Thái-Cực Kiếm Trung-Hoa.

(Tín-dụng Ảnh : phoenixdragonkungfu.com)

 

Cách Cầm Gươm Katana theo Kiếm-Pháp Nhật-Bản
của Kiếm-Phái Omori Ryu.

(Tín-dụng Ảnh : fightingarts.com)

 

Cách Cầm Gươm Katana theo Kiếm-Pháp Nhật-Bản
trong Kiếm-Phái Kendo.

(Tín-dụng Ảnh : blackbeltmag.com)

 

Ngàn mùa thu trong một khoảnh-khắc thời-gian :
Cái chết khắc-kỷ của một Nghĩa-quân bị bất-công gọi là "Giặc".
(Đao-Phủ-Thủ (刀斧手) sử-dụng Đao với Ngón Trỏ buông lõng
theo Nghệ-Thuật sử-dụng Song-Thủ Gươm
).

- Việt-Nam - Triều Nhà NGUYỄN 1802-1945 -

(Tín-dụng Ảnh : Nguyễn Khắc Ngữ)

 

Ngàn mùa thu trong một khoảnh-khắc thời-gian :
Cái chết khắc-kỷ của một Nghĩa-quân bị bất-công gọi là "Giặc".
(Đao-Phủ-Thủ (刀斧手) sử-dụng Đao với Ngón Trỏ buông lõng
theo Nghệ-Thuật sử-dụng Song-Thủ Gươm
).

- Việt-Nam - Triều Nhà NGUYỄN 1802-1945 -

(Tín-dụng Ảnh : Nguyễn Khắc Ngữ)

 


           Kiếm-Pháp và Kiếm-Quyết  

            Cách Cầm Kiếm theo Kiếm-Pháp Đơn-Thủ-Kiếm của những quốc-gia đồng Văn-Hóa ở Viễn-Đông như Trung-Hoa, Hàn-Quốc, Tây-Tạng và Đại-Việt đều được trực-tiếp liên-đới với Tay còn lại không sử-dụng Kiếm-Pháp mà sử-dụng Kiếm-Quyết , bắt nguồn từ hai Ấn-Quyết 印 訣 (Mûdra) là Prâna-MûdraApana-Mûdra.

            Tuy-nhiên, trong Kiếm-Pháp thì vẫn thường sử-dụng Quyết Thanh-Khí-Ấn Prâna-Mûdra làm Kiếm-Quyết và rất hiếm khi dùng Quyết Giải-Khí-Ấn Apana-Mûdra ; chỉ có trong Long-Đao-PhápSiêu-Đao-Pháp mới sử-dụng tới hai Ấn-Quyết Prâna-MûdraApana-Mûdra.

Quyết Thanh-Khí-Ấn « Prâna Mûdra »

(Tín-dụng Ảnh : mavcure.com)

 

Quyết Giải-Khí-Ấn « Apana Mûdra »

(Tín-dụng Ảnh : ldinamoni.blogspot.com)

 

            Ngoài ra, trong Kiếm-Pháp của Đại-Việt dùng trong chiến-trận thì không sử-dụng hai Ấn-Quyết nói trên mà sử-dụng Ấn-Quyết Pataka Mudra, nghĩa là Kỳ-Ấn 旗 印. Thật vậy, các Lão Tiền-Bối Võ-Sư Việt-Nam như Kiếm-Sư Phi-Sơn Hải, Sư-Trưởng Phạm-Thi, Sư-Trưởng Ba-Phong, Sư-Trưởng Lâm Ngọc Phú, ... đều chỉ sử-dụng « Kì-Ấn 旗 印 - Pataka Mudra » trong Kiếm-Pháp.

            « Kì-Ấn 旗 印 - Pâtaka Mudra » này còn được gọi là Đại-Ấn Chưởng (Maha Hasta Mudra), rất thường được sử-dụng trong môn Binh-Khí Cán Dài (Mâu-Pháp, Siêu-Đao-Pháp, Kích-Pháp, ...).

« Pâtaka Mûdra - Kỳ-Ấn 旗 印 »
( Maha Hasta Mudra - Đại-Ấn Chưởng 大 印 掌 )


(Tín-dụng Ảnh : Sanjana)

 

 

 

Võ-Sư Trịnh Quang Thắng sử-dụng Quyết
« Pâtaka Mûdra - Kỳ-Ấn 旗 印 »,
còn được gọi là « Đại-Ấn Chưởng 大 印 掌 »
(Maha Hasta Mudra)
trong Mâu-Pháp Đại-Việt.

(Tín-dụng Ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương France)

 

 

« Pâtaka Mûdra - Kỳ-Ấn 旗 印 », sử-dụng trong Siêu-Đao-Pháp
(Đức Quan-Thánh cưỡi Xích-Thố - Tượng thiếu Thanh-Long Đao )

 

 

« Apâna Mûdra », sử-dụng trong Siêu-Đao-Pháp
(Tượng Đức Quan-Thánh cầm Thanh-Long-Đao)

 

 

           Kiếm-Pháp và Kiếm-Khí  

             Môn-Sinh muốn tìm về học Kiếm-Pháp, cần tìm-hiểu học-hỏi thêm về Kiếm-Khí.

           Kiếm-Khí là quan-niệm được nghiệm-chứng từ sự Tu-Luyện Kiếm-Pháp qua Đạo-Pháp, chứ không phải là một khái-niệm đơn-thuần tiểu-thuyết-hóa như từng được biết qua-loa nơi các Phim-Bộ Kiếm-Hiệp thực-hiện từ những Tiêu-Thuyết của Văn-Hào Kim-Dung 金庸 (Jinyong).

            Bên Trung-Hoa, Kiếm-Thuật của Phái Võ-Đang thì dựa trên quan-niệm là : « Ý Khí Quân Lai Cốt Nhục Thần - 意 氣 君 來 骨 肉 臣 » (Ý Khí là Vua, Xương Thịt là Bề Tôi).

            Bên Nhật-Bản, Kiếm-Thuật (Kenjutsu) có quan-niệm là : « Ki Ken Tai no Ichi - 気 剣 体 の 一 » (Khí Kiếm Thể Nhất Trí), và đã được nâng lên bậc Kiếm-Đạo (Kendo).

            Còn bên Đại-Việt, Kiếm-Thuật có quan-niệm là :

« Súc-tích Khí, ngưng-đọng Thần, thì Kiếm-Khí vọt bay »
(Tụ Khí Ngưng Thần Kiếm-Khí Phi
- 聚 氣 凝 神 劍 氣 飛).


            - « Súc tích », có nghĩa "Tích ít thành nhiều" gọi là «Tụ 聚».
            - « Ngưng Đọng », có nghĩa "Chất lỏng đọng lại" gọi là «Ngưng 凝».
        Tại sao Thần lại được xem như một "Thể-chất Lỏng " ? - Bởi vì Thần do từ Khí hóa thành, mà Khí thuộc về "Thể-chất Lỏng " ; còn Khí lại từ Tinh thăng-hóa nên, mà Tinh lại bắt nguồn từ "Thận-Thủy 腎水" cũng thuộc về "Thể-chất Lỏng ".

          Bởi thế cho nên, Môn-Sinh muốn tìm về học Kiếm-Pháp (劍 法) Đại-Việt phải cần được có người đã và đang thực-hành dạy cho Phương-Thức Tập-Trung Ba Báu Linh Tinh-Khí-Thần trước tiên đặng được khai-minh quan-điểm về Kiếm-Khí (劍 氣).

 

 

 

           Kiếm-Thảo và Kiếm-Thiệu  

         « Kiếm-Pháp 劍 法 » Đại-Việt gồm có nhiều bài Kiếm Thảo được ghi-nhận bằng bài Kiếm Thiệu mật-mã-hóa những Chiêu-Thức Kiếm-Pháp của Độc-Kiếm và của Song-Kiếm, áp-dụng Kiếm-Lý trong Kiếm-Thuật

 

 

       

A - « Độc-Kiếm Thảo »
獨 劍

 

 

             Môn-Sinh học Độc-Kiếm Thảo cần được biết mình học Thảo-pháp thuộc về Độc-KiếmLưỡi Một Cạnh Bén hay Lưỡi Hai Cạnh Bén. Sự nhầm-lẫn giữa hai loại Kiếm này dĩ-nhiên sẽ đưa đến sự suy-thoái của bài Kiếm-Thảo.

 

 

 

Bài Kiếm-Thảo

« Lê-Hoa Kiếm »
  棃 花 劍

    

Kiếm-Chiêu khít-khao đan vào nhau
như những cánh hoa thép bọc quanh mình,
tựa hồ những đóa Hoa Lê bừng nở sát-sạt trên cành xuân thắm.


             Bài thảo Kiếm-pháp căn-bản của Hệ-phái BÌNH-ĐỊNH SA-LONG-CƯƠNG là bài thảo « Lê-Hoa Kiếm » ( 棃 花 劍 ), gồm có 46 Chiêu-Thức viết theo Hán-ngữ, mật-mã-hóa những Chiêu-Thức rất thâm-sâu về Sư-Phạm Kiếm-Thuật.

          Ðây là một bài thảo-pháp Độc-Kiếm được tương-truyền là của Môn-Phái Nga-Mi, do cố Sư-Trưởng Trương-Thanh-Ðăng duy-nhất bảo-trì tại Việt-Nam.

          Thật ra, thì đây là bài Thảo-pháp Gươm (Kiếm một cạnh bén) cổ xưa của Trung-Hoa, thời Triều Nhà TỐNG (960-1279), do Tướng TRIỆU-Trung (趙忠) du-nhập vào Việt-Nam dưới thời Triều Nhà TRẦN (1225-1413) và những Chiêu-Thức như « Tiến Tả Tróc Long », « Tiến Hữu Tróc Long », « Tuyết Ngộ Cuồng Phong », v.v. đã được Việt-hóa từ thuở ấy, nên nhờ đó càng xứng vinh-danh được gọi là « Lê-Hoa Kiếm-Pháp » với những Chiêu-Thức Kiếm-pháp, khít-khao đan vào nhau như những đóa hoa thép bao-bọc quanh mình. Do đấy mà bài Kiếm-Thảo này đã được biểu-tượng bằng những đóa Hoa Lê bừng nở sát-sạt trên cành xuân thắm, và mang tên « Lê-Hoa Kiếm-Pháp ».

           Ngày nay, có nhiều võ-đường BÌNH-ĐỊNH SA-LONG-CƯƠNG trên thế-giới không truyền-thụ một số Chiêu-Thức đúng-đắn theo những câu Thiệu trong Thảo-pháp « Lê-Hoa Kiếm », khiến cho bài Thảo-pháp Gươm Cổ này bị suy-thoái và không còn xứng-đáng với danh-xưng « Lê-Hoa Kiếm-Pháp » nữa. Lý-do thứ nhất, là sự lãnh-hội khiếm-khuyết về Kiếm-Thuật, như trong các Thế « Tuyết-Ngộ Cuồng-Phong », « Luân Thân Hồi Kiếm » chẳng hạn. Lý-do thứ nhì, là sự thiếu am-tường về Hán-Việt, như trong các Thế « Bạch-Xà Lan Lộ », « Hồi Đầu Phi Kiếm », v.v.

 

 

 

 

 

Bài Kiếm-Thảo

« Long-Vân Kiếm »
龍 雲 劍

 

 

Kiếm-Chiêu biến-hóa như Rồng ẫn trong Mây
vẫy-vùng biến-hóa giữa cuồng-phong bảo-tố.

 

           Bài Thảo « Long-Vân Kiếm 龍 雲 劍 » là một trong những bài Thảo căn-bản và trọng-yếu trong Kiếm-Thuật Cổ-Truyền Đại-Việt, gồm có 36 câu Thiệu, mật-mã-hóa những chiêu-thức Kiếm-pháp công thủ phối-hơp, biến-hóa bất-ngờ như Rồng ẩn trong Mây, thoạt thấy đầu, thoạt thấy mình, thoạt thấy đuôi, vẫy-vùng biến-hóa giữa cuồng-phong bão-tố.

          Những kiếm-chiêu trong Long-Vân Kiếm-Pháp này huấn-luyện cho Kiếm-Sinh thuần-thục phương-thức « Chánh-Thủ-Kiếm » qua năm cách cầm nắm Kiếm theo Loa-Bả (螺 把), Kiềm-Bả (鉗 把), Ðiêu-Bả (刁 把), Áp-Bả (壓 把), Mãn-Bả 满 把, và phương-thức « Phản-Thủ-Kiếm » qua năm cách sử-dụng KiếmLuân (綸), Vân (耘), Xuyên (穿), Quái (劊), Tảo (掃) cũng như thuần-thục 12 cách thật-dụng trong Kiếm-Thuật Đại-Việt nơi trận-mạc.

          Môn-sinh tìm về học Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam cần được biết là hiện nay có nhiều bài Kiếm-Thảo ngụy-chế bằng cách vay mượn từ những bài Thảo lượm-lặt đó đây và giả-mạo danh xưng những bài Kiếm-Thảo Cổ-Truyền lừng danh của Đại-Việt. Đó là một sự cưỡng-đoạt Di-Sản Văn-Hóa Cổ-Truyền Việt-tộc.

 

 

 

 

Bài Kiếm-Thảo

« Trường-Kiếm »
長 劍

 

Kiếm-Chiêu phối-hợp Kiếm-Pháp và Đao-Pháp
biến-hóa linh-động, hư-thật khó lường.

 

          Bài Thảo-pháp trứ-danh của Võ-Trận Bình-Định dạy phương-cách sử-dụng « Trường-Kiếm 長 劍 » là một trong những bài Thảo hiếm quí trong Kiếm-Thuật Đại-Việt, gồm có 28 câu Thiệu lấy theo tượng-số Nhị-Thập Bát-Tú mà mật-mã-hóa những chiêu-thức Kiếm Trận.

            Đây là bài Kiếm-Thảo do Hệ-Phái cụ PHẠM-Tường, mà hậu-duệ là Sư-Trưởng PHẠM-Thi, lưu-truyền hậu-thế qua Học-Viện Võ-Trận Đại-Việt của chúng tôi.

          Bài thảo « Trường-Kiếm 長 劍 » này bao-hàm những chiêu-thức Kiếm-pháp công-thủ phối-hơp cùng Đao-Pháp, biến-hóa linh-động, hư-thật khó lường, theo Kiếm-Pháp đặc-thù của Trường-Kiếm Đại-Việt. Chúng ta có thể nói không ngoa rằng bài Thảo « Trường-Kiếm 長 劍 » hiếm quí này chính là biểu-tượng của Kiếm-Thuật Đại-Việt.

 

 

 

 

 

Bài Kiếm-Thảo

« Phong-Vân Kiếm »
風 雲 劍

 

 

Kiếm-Chiêu biến-hóa thần-kỳ như Mây và ảo-diệu như Gió.

 

          Bài Thảo-pháp hiếm quí « Phong-Vân Kiếm 風雲劍 » này trong Kiếm-Thuật Đại-Việt, gồm có 10 câu Thiệu viết theo thể Thơ Thất-Ngôn, mật-mã-hóa những chiêu-thức Kiếm Trận công thủ biến-hóa thần-kỳ như Mây và ảo-diệu như Gió. Nó bao gồm đầy-đủ 12 cách thật-dụng trong Kiếm-Thuật Đại-Việt nơi chốn sa-trường.

       Đây là bài Kiếm-Thảo trấn môn của Hệ-Phái cụ LÂM Đình Thọ - Dòng Võ Hương-Kiểm LÀI - mà hậu-duệ là Sư-Trưởng LÂM Ngọc Phú, lưu-truyền hậu-thế.

         Bài thảo « Phong-Vân Kiếm 風雲劍 » này bao-hàm những chiêu-thức Kiếm-pháp đặc-thù của Đại-Việt và đòi hỏi nơi Kiếm-SInh sự lãnh-hội rốt-ráo về Kiếm-Lý để có thể thị-phạm nó một cách đúng-đắn và hiệu-năng. Nói một cách khác, Kiếm-Sinh phải lãnh-hội những cách sử-dụng Kiếm-Nhận (cạnh bén lưỡi kiếm) và sử-dụng Kiếm-Phong (mũi kiếm) qua Năm cách cầm nắm Kiếm theo Loa-Bả (螺 把), Kiềm-Bả (鉗 把), Ðiêu-Bả (刁 把), Áp-Bả (壓 把), và Mãn-Bả (满把).

       Trong thực-tế, Sư-Trưởng LÂM Ngọc Phú, lưu-truyền hai phiên-bản Phong-Vân Kiếm-Pháp hoàn-toàn khắc-biệt : một phiên-bản sơ-cấp và một phiên-bản cao-cấp.

 

 

     

Ban Võ-Sư Hệ-Phái
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

TRỊNH Quang Thắng

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.